Nga Hồi giáo ở Bắc Cực

Nhà thờ Hồi giáo Nord Kamal ở Norilsk là nhà thờ Hồi giáo ở cực bắc của thế giới.[6]

Một nghiên cứu có từ năm 2019 đã mô tả các cộng đồng Hồi giáo ở Bắc Cực của Nga là "đang phát triển nhanh chóng" trong hai thập kỷ qua. Ban đầu là việc xây dựng một nhà thờ Hồi giáo ở một thành phố lớn (Yakutsk, cách Vòng Bắc Cực về phía nam 450 kilômét (280 dặm)) đã thất bại khi Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười bùng nổ. Tuy nhiên, vào năm 1996 nơi đây đã trở thành địa điểm của nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới ở vùng cực bắc, có sức chứa 3000 tín đồ.[2]

Kể từ thế kỷ 19, những người Mullah ở Xibia đã do dự khi công nhận các quyền lực xa xôi.[2] Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991, ba nhánh đạo Hồi trung ương cạnh tranh để giành quyền kiểm soát dân số Hồi giáo ở Xibia, Viễn Đông và Viễn Bắc; một trong ba tổ chức này bị cuốn vào một tổ chức khác, để lại 2 tổ chức là CDUMR và Hội đồng Muftis, mà Hội đồng Muftis được coi là có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Nga.[2] Năm 1998, nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng ở thành phố công nghiệp Norilsk, đến năm 2007, người Hồi giáo trong thành phố được ước tính chiếm 20% dân số, họ đến từ Dagestan, Trung Á và Azerbaijan.[7]

Gần như mọi thành phố Bắc Cực ở Nga hiện diện Hồi giáo, vào năm 2019, 59 nhà thờmusalla Hồi giáo được xây dựng trên khắp Bắc Cực, tồn tại ở mọi khu vực trừ Khu tự trị NenetsChukotka.[2] Một tạp chí định kỳ có tên Hồi giáo ở Yakutia được in ở Neryungri.[2] Vào năm 2014, người ta ghi nhận rằng một số lượng lớn người dân tộc Nga ở Tyumen, nơi có 30 nhà thờ Hồi giáo phía bắc, dường như đang chuyển đổi sang đạo Hồi.[8]

Những thách thức đối với sự hiện diện của người Hồi giáo thuộc nhiều kiểu khác nhau. Thành phố Vorkuta ở Bắc Cực từng có phong trào chủ nghĩa dân tộc da trắng và phong trào đầu trọc mạnh mẽ trong những năm 1990 và 2000, và một nhóm chủ nghĩa dân tộc Nga đã biểu tình chống lại nhà thờ Hồi giáo ở đó.[2]bán đảo Yamal có một cơ sở kinh doanh chế biến thịt tuần lộc halal của Nyda-Resurs, nhưng phải tranh giành thị trường với các loại thịt truyền thống như thịt cừu.[2] Ngoài ra, hai tổ chức Hồi giáo còn cạnh tranh với nhau về quyền kiểm soát các cộng đồng Hồi giáo mới; sự cạnh tranh này được gọi là cạnh tranh ý thức hệ (với Hội đồng Muftis ủng hộ quyền của người Hồi giáo Nga nhiều hơn), cạnh tranh chính trị (vì hội đồng có liên hệ chặt chẽ với Moskva, và đôi khi bị tố cáo là một tổ chức được nhà nước hậu thuẫn tìm cách mở rộng quyền kiểm soát của Moskva đối với người Hồi giáo ở Nga), và cạnh tranh sắc tộc (vì người Bắc Capca thống trị hội đồng, trong khi người Tatars và Bashkirs theo truyền thống kiểm soát CDUMR).[2]

Nhà thờ Hồi giáo ở Yakutsk

Tỉ lệ phần trăm người Hồi giáo ở các vùng Bắc Cực thuộc Nga:[9]

Khu vựcTỉ lệ phần trăm người theo Hồi giáo
 Arkhangelsk Oblast0,00
Chukotka0,00
 Irkutsk Oblast1,25
 Kamchatka Krai1,20
 Khabarovsk Krai1,13
 Komi Republic1,00
 Krasnoyarsk Krai1,50
 Magadan Oblast1,00
 Murmansk Oblast1,00
 Nenets Autonomous Okrug0,00
 Sakhalin Oblast0,40
 Tyumen Oblast5,75
 Yakutia1,40

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồi giáo ở Bắc Cực http://arcticjournal.ca/uncategorized/new-polar-mo... http://www.ihistory.co/ali-ahmed-abouchadi/ http://www.ihistory.co/peter-baker-first-muslim-el... http://america.aljazeera.com/articles/2014/12/5/al... //dx.doi.org/10.1080%2F10758216.2019.1616565 //dx.doi.org/10.1088%2F1755-1315 //dx.doi.org/10.1088%2F1755-1315%2F302%2F1%2F01207... http://sreda.org/maps/arena_russia_main/arena_stat... https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citi... https://www.cbc.ca/news/canada/north/muslim-yukon-...